Home42% Startup Thất Bại Vì Sai Thời Điểm – Bài Học Kinh Doanh Đắt GiáTin mặt bằng42% Startup Thất Bại Vì Sai Thời Điểm – Bài Học Kinh Doanh Đắt Giá
42% Startup Thất Bại Vì Sai Thời Điểm – Bài Học Kinh Doanh Đắt Giá
Sai thời điểm – Công thức cho thất bại 42% startup thất bại không phải vì vốn hay ý tưởng, mà vì […]
Sai thời điểm – Công thức cho thất bại
42% startup thất bại không phải vì vốn hay ý tưởng, mà vì chọn sai thời điểm! Đây là kết luận từ nghiên cứu của Bill Gross, nhà sáng lập Idealab, khi phân tích hơn 200 startup thành công và thất bại. Ông rút ra 5 yếu tố quan trọng nhất:
Timing – Thời điểm ra thị trường: 42%
- Team/Execution – Đội ngũ & năng lực triển khai: 32%
- Idea – Ý tưởng / Sản phẩm: 28%
- Business Model – Mô hình kinh doanh: 24%
- Funding – Nguồn vốn: 14%
Nhìn vào những con số này, có thể thấy thời điểm quan trọng hơn cả ý tưởng và nguồn vốn. Một mô hình kinh doanh có thể rất tiềm năng, nhưng nếu đi sai thời điểm, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ thất bại.
Ví dụ thực tế: Cà phê – Trà sữa và bài học về thời điểm
- 2010-2015: Highlands Coffee bùng nổ, mở rộng nhanh chóng nhờ đón đầu xu hướng cà phê chuỗi.
- 2016-2019: Trà sữa lên ngôi, các thương hiệu như Gong Cha, Koi Thé, The Alley mọc lên như nấm.
- Sau 2020: Thị trường bão hòa, nhiều thương hiệu trà sữa đóng cửa, trong khi cà phê specialty như Cộng, Starbucks lại có lợi thế.
Không phải lúc nào mô hình kinh doanh hot cũng đảm bảo thành công. Nếu doanh nghiệp không theo kịp xu hướng hoặc đi quá sớm hay quá muộn, rủi ro là rất lớn.
Không phải cứ mô hình hay là thành công – Phải đúng thời điểm
- 10 năm trước, mở cửa hàng mẹ & bé là “trúng mánh”.
- 2016–2019, đồ Thái lên ngôi, ai làm là ăn.
- Nhưng bây giờ? Thị trường đã đổi game.
Cuộc chơi không còn dễ vào nữa. Nó chỉ dành cho những doanh nghiệp có chiến lược bài bản, hiểu rõ xu hướng thị trường, cạnh tranh, và có năng lực tài chính mạnh.
3 Câu hỏi quan trọng trước khi khởi nghiệp
Trước khi đầu tư vào một mô hình kinh doanh, doanh nghiệp cần tự hỏi:
- Thị trường này đang ở giai đoạn nào – mới nổi, tăng trưởng hay thoái trào?
- Doanh nghiệp có đủ nguồn lực để theo đuổi lâu dài không?
- Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh gì để thành công?
Trả lời rõ 3 câu hỏi này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro khi khởi nghiệp hoặc mở rộng kinh doanh.
Tài chính: Bản đồ sống còn của doanh nghiệp
Khi đã xác định được hướng đi, việc tiếp theo không phải là lao vào thực hiện ngay, mà phải lên kế hoạch tài chính rõ ràng:
- Mỗi tháng doanh nghiệp cần bao nhiêu doanh thu để sống sót?
- Doanh thu đến từ đâu?
- Nếu không đạt chỉ tiêu, có phương án dự phòng nào?
Mô hình kinh doanh có hay mấy mà không nắm được bản đồ tài chính, thì cũng dễ rơi vào tình trạng mất kiểm soát dòng tiền và kiệt quệ tài chính.